Làm thế nào để bắt đầu xây Shop trên Shopee
Gạo Nếp 04/02/2024 12:32
Với sự phát triển nhanh chóng của ngành Thương mại điện tử nói chung và Shopee nói riêng, ngày càng có nhiều người lựa chọn mở gian hàng trên Shopee. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu kinh doanh Thương mại điện tử, làm thế nào để bắt đầu xây Shop trên Shopee vẫn luôn là câu hỏi thường trực. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số gợi ý thiết thực để giúp bạn bắt đầu xây Shop trên Shopee một cách nhanh chóng hơn.
Đối với việc bắt đầu kinh doanh trên bất kỳ nền tảng nào, chúng ta cũng đều cần hiểu rõ về nền tảng, nơi mà Shop được mở, hiểu về chính sách nền tảng, về những quy định đăng bán, về chính sách phí và thuế,... bài viết này Để nhanh chóng bắt đầu kinh doanh trên Shopee, bạn cần nắm vững những thông tin cơ bản về nền tảng này và quy trình hoạt động của nó. Bạn có thể học từ các trang hướng dẫn trên trang web chính thức của Shopee, xem các video hướng dẫn hoặc tham gia đào tạo trực tiếp tại địa điểm.
Shopee Uni là một trang hỗ trợ bạn thông tin nền tảng nhanh và chính xác, giúp bạn tìm hiểu kĩ thông tin của sàn chuẩn nhất nhanh nhất. Đồng thời, bạn cũng có thể theo dõi tài khoản mạng xã hội chính thức của Shopee để cập nhật những thông tin mới nhất về ngành và các kỹ thuật kinh doanh.
Khi bạn mở Shop, nên bán những mặt hàng thuộc cùng một ngành hàng nhất đinh, như vậy sẽ có tệp khách hàng nhất định khi lựa chọn sản phẩm bằng cách nhập từ khóa vào ô tìm kiếm, khi họ quan tâm đến một mặt hàng nhất đinh sẽ có khả năng cao họ mua loạt sản phẩm liên quan đến ngành hàng đó trong một lần mua, chẳng hạn như việc bạn bán phụ kiện, khách hàng dễ dàng tìm kiếm phụ kiện cần thiết liên quan để thỏa mãn nhu cầu mua sắm cho mình.
Việc xác định ngành hàng được bán không phải là việc làm không có sự chuẩn bị kĩ càng, bạn cần lựa chọn và tìm hiểu những mặt hàng bán chạy trên Shopee trong thời gian gần nhất để tìm kiếm cho mình nguồn hàng nhất định từ đó mới bắt đầu xây dựng Shop trên Shopee.
Bạn nên đặt tên cho Shop ngắn gọn dễ nhớ, dễ đọc, tránh tên quá dài, khó đọc để tránh việc khách hàng khó khăn trong việc ghi nhớ tên Shop của bạn.
Tên shop phải có chút đặc sắc, phải liên quan mật thiết thương hiệu mà bạn bán, bạn nên tìm một tên shop có tính độc đáo, có thể nổi bật hình ảnh thương hiệu và đặc điểm riêng, từ đó thu hút khách hàng tiềm năng.
Tên Shop có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sản phẩm được bán, khiến khách hàn nghe tên shop có thể hiểu rõ độ phủ kinh doanh cùng với việc biết rõ shop bạn bán những mặt hàng nào.
Tên Shop cũng nên sáng tạo và độc đáo: Chọn một tên cửa hàng sáng tạo và độc đáo, có thể gây sự quan tâm và tò mò, tăng cường khả năng tiếp cận của cửa hàng. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo tên cửa hàng không xung đột với các thương hiệu hoặc nhãn hiệu khác, tránh tranh chấp pháp lý.
Chọn một tên cửa hàng dễ dàng tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm bằng cách sử dụng từ khóa hoặc từ ngữ phổ biến.
Khi lựa chọn sản phẩm để bán trong shop của mình, bạn cần lưu ý các điểm sau:
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Khi thiết lập giá cần lưu ý các điểm sau:
Nói tóm lại, khi thiết lập giá bạn phải xem xét tìm hiểu chi phí nền tảng, chi phí nhập vào cùng với thuế sàn thương mại điện tử 1,5% nếu shop có doanh thu trên 100 triệu để điều chỉnh giá bán hợp lý, tránh bị lỗ, cũng nên khảo sát giá cả ở các shop đối thủ tránh trường hợp bán ra sản phẩm với giá quá cao, cao hơn mặt bằng chung thì khách hàng sẽ tránh shop bạn khi mua hàng.
Tiếp thị và quảng cáo là một trong những phương tiện quan trọng để thu hút khách hàng tiềm năng. Bạn có thể thực hiện các hoạt động tiếp thị và quảng cáo như sau:
Trên đây là một số kỹ năng giúp bạn bắt đầu với việc xây Shop được dễ dàng hơn, bạn có thể áp dụng nếu nhận thấy BigSeller nói đúng. Và chỉ có bằng cố gắng và sáng tạo liên tục, bạn mới có thể tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này, hãy cố lên, mọi bỡ ngỡ ban đầu sẽ qua nếu bạn luôn học hỏi và trải nghiệm.
Cách liên hệ tổng đài Shopee hiệu quả mới nhất 2024
Chiến lược quà tặng khuyến mãi: Gấp đôi doanh số đỉnh cao
Thông tin Thuế sàn Thương mại điện tử Việt Nam năm 2024
Hiểu về nền tảng Shopee
Đối với việc bắt đầu kinh doanh trên bất kỳ nền tảng nào, chúng ta cũng đều cần hiểu rõ về nền tảng, nơi mà Shop được mở, hiểu về chính sách nền tảng, về những quy định đăng bán, về chính sách phí và thuế,... bài viết này Để nhanh chóng bắt đầu kinh doanh trên Shopee, bạn cần nắm vững những thông tin cơ bản về nền tảng này và quy trình hoạt động của nó. Bạn có thể học từ các trang hướng dẫn trên trang web chính thức của Shopee, xem các video hướng dẫn hoặc tham gia đào tạo trực tiếp tại địa điểm.
Shopee Uni là một trang hỗ trợ bạn thông tin nền tảng nhanh và chính xác, giúp bạn tìm hiểu kĩ thông tin của sàn chuẩn nhất nhanh nhất. Đồng thời, bạn cũng có thể theo dõi tài khoản mạng xã hội chính thức của Shopee để cập nhật những thông tin mới nhất về ngành và các kỹ thuật kinh doanh.
Xác định ngành hàng cho shop
Khi bạn mở Shop, nên bán những mặt hàng thuộc cùng một ngành hàng nhất đinh, như vậy sẽ có tệp khách hàng nhất định khi lựa chọn sản phẩm bằng cách nhập từ khóa vào ô tìm kiếm, khi họ quan tâm đến một mặt hàng nhất đinh sẽ có khả năng cao họ mua loạt sản phẩm liên quan đến ngành hàng đó trong một lần mua, chẳng hạn như việc bạn bán phụ kiện, khách hàng dễ dàng tìm kiếm phụ kiện cần thiết liên quan để thỏa mãn nhu cầu mua sắm cho mình.
Việc xác định ngành hàng được bán không phải là việc làm không có sự chuẩn bị kĩ càng, bạn cần lựa chọn và tìm hiểu những mặt hàng bán chạy trên Shopee trong thời gian gần nhất để tìm kiếm cho mình nguồn hàng nhất định từ đó mới bắt đầu xây dựng Shop trên Shopee.
>> Xem thêm
Top 6 ngành hàng bán chạy nhất Shopee năm 2023
Đặt tên cho Shop
Bạn nên đặt tên cho Shop ngắn gọn dễ nhớ, dễ đọc, tránh tên quá dài, khó đọc để tránh việc khách hàng khó khăn trong việc ghi nhớ tên Shop của bạn.
Tên shop phải có chút đặc sắc, phải liên quan mật thiết thương hiệu mà bạn bán, bạn nên tìm một tên shop có tính độc đáo, có thể nổi bật hình ảnh thương hiệu và đặc điểm riêng, từ đó thu hút khách hàng tiềm năng.
Tên Shop có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sản phẩm được bán, khiến khách hàn nghe tên shop có thể hiểu rõ độ phủ kinh doanh cùng với việc biết rõ shop bạn bán những mặt hàng nào.
Tên Shop cũng nên sáng tạo và độc đáo: Chọn một tên cửa hàng sáng tạo và độc đáo, có thể gây sự quan tâm và tò mò, tăng cường khả năng tiếp cận của cửa hàng. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo tên cửa hàng không xung đột với các thương hiệu hoặc nhãn hiệu khác, tránh tranh chấp pháp lý.
Chọn một tên cửa hàng dễ dàng tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm bằng cách sử dụng từ khóa hoặc từ ngữ phổ biến.
Lựa chọn sản phẩm chất lượng
Khi lựa chọn sản phẩm để bán trong shop của mình, bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu và xu hướng thị trường, bạn nên tìm hiểu các sản phẩm hot trend mang tính xu hướng của hiện tại để bán và sản phẩm của bạn dễ dàng vào top sản phẩm bán chạy.
- Sản phẩm phải có chất lượng và uy tín tốt.
- Sản phẩm phải có giá cả hợp lý và lợi nhuận đủ, tùy vào điệu kiện của chủ shop để bán những mặt hàng có kinh tế vừa tầm với mình.
Thiết lập giá hợp lý
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Khi thiết lập giá cần lưu ý các điểm sau:
- Giá cả phải hợp lý và minh bạch, tránh các hành vi gian lận giá cả.
- Giá cả phải phù hợp với chất lượng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu.
- Giá cả phải phù hợp với nhu cầu thị trường và tình hình cạnh tranh.
- Giá cả phải phù hợp với dịch vụ hậu mãi và khả năng vận chuyển hàng hóa.
Nói tóm lại, khi thiết lập giá bạn phải xem xét tìm hiểu chi phí nền tảng, chi phí nhập vào cùng với thuế sàn thương mại điện tử 1,5% nếu shop có doanh thu trên 100 triệu để điều chỉnh giá bán hợp lý, tránh bị lỗ, cũng nên khảo sát giá cả ở các shop đối thủ tránh trường hợp bán ra sản phẩm với giá quá cao, cao hơn mặt bằng chung thì khách hàng sẽ tránh shop bạn khi mua hàng.
Tăng cường tiếp thị và quảng cáo
Tiếp thị và quảng cáo là một trong những phương tiện quan trọng để thu hút khách hàng tiềm năng. Bạn có thể thực hiện các hoạt động tiếp thị và quảng cáo như sau:
- Đăng thông tin sản phẩm và các chương trình của shop hoặc chương trình của sàn trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,... để thu hút lượt truy cập ngoại sàn về Shopee.
- Tham gia triển lãm hoặc tổ chức các sự kiện ngoại tuyến để giới thiệu Shop cũng như sản phẩm của bạn.
- Sử dụng quảng cáo hoặc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để tăng mức nhận diện thương hiệu.
- Tham gia hình thức tiếp thị liên kết để thông qua việc bán hàng của người khác tăng doanh số và doanh thu cho Shop mình.
Trên đây là một số kỹ năng giúp bạn bắt đầu với việc xây Shop được dễ dàng hơn, bạn có thể áp dụng nếu nhận thấy BigSeller nói đúng. Và chỉ có bằng cố gắng và sáng tạo liên tục, bạn mới có thể tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này, hãy cố lên, mọi bỡ ngỡ ban đầu sẽ qua nếu bạn luôn học hỏi và trải nghiệm.
Xem thêm >>
Cách liên hệ tổng đài Shopee hiệu quả mới nhất 2024
Chiến lược quà tặng khuyến mãi: Gấp đôi doanh số đỉnh cao
Thông tin Thuế sàn Thương mại điện tử Việt Nam năm 2024