Blog > Chủ đề khác > Ảnh hưởng của cuộc chiến thuế lên Sàn thương mại điện tử Amazon

Ảnh hưởng của cuộc chiến thuế lên Sàn thương mại điện tử Amazon

Mai Hương 10/04/2025 12:52

Năm 2025 đánh dấu sự bùng nổ mới của cuộc chiến thuế toàn cầu, khi Mỹ áp loạt thuế quan mạnh tay lên nhiều quốc gia đặc biệt là Trung Quốc. Điều này không chỉ tác động đến nền kinh tế vĩ mô, cuộc chiến này còn tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng đến các sàn thương mại điện tử lớn — mà điển hình là Amazon. Vốn là một nền tảng toàn cầu, Amazon không thể tránh khỏi làn sóng chi phí gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng và thay đổi hành vi tiêu dùng. Vậy cụ thể, Amazon đã và đang đối mặt với những thách thức gì từ làn sóng thuế quan mới? Bài viết sau sẽ phân tích rõ các góc độ tác động và hướng đi tiềm năng trong tương lai.
 

1. Amazon là gì?


Amazon (tên đầy đủ: Amazon.com Inc.) là tập đoàn thương mại điện tử và công nghệ đa quốc gia lớn nhất thế giới, có trụ sở chính tại Seattle, Mỹ, được thành lập năm 1994 bởi tỷ phú Jeff Bezos tại Mỹ.
 

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Amazon


Amazon được thành lập năm 1994 bởi Jeff Bezos, khởi đầu chỉ là một cửa hàng sách trực tuyến nhỏ hoạt động từ garage ô tô tại Seattle, Mỹ. Chỉ sau 3 năm, vào 1997, Amazon đã có bước tiến quan trọng khi niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ, đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong ngành thương mại điện tử.

Đến những năm 2000, Amazon bắt đầu mở rộng sang kinh doanh đa ngành hàng, bao gồm điện tử, thời trang, đồ gia dụng và nhiều lĩnh vực khác, trở thành một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt khi Amazon ra mắt Amazon Web Services (AWS), dịch vụ điện toán đám mây giúp công ty trở thành một trong những ông lớn công nghệ toàn cầu.

Từ những năm 2010 đến nay, Amazon tiếp tục mở rộng quy mô bằng cách đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI), mua lại chuỗi siêu thị Whole Foods, và phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành công nghệ và bán lẻ trực tuyến.

 

3. Tổng quan về cuộc chiến thuế
 

Tại buổi họp báo diễn ra ngày 16/4, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc - ông Lâm Kiến đã có phản hồi liên quan đến mức thuế 245% đang được dư luận quan tâm.

Vị phát ngôn viên nhấn mạnh: "Chúng tôi đề nghị phía Mỹ công bố chi tiết các mức thuế áp dụng. Trung Quốc luôn duy trì lập trường nhất quán trong vấn đề này. Những biện pháp của chúng tôi chỉ là phản ứng cần thiết trước các hành động đơn phương từ phía Mỹ, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng và nguyên tắc thương mại công bằng."

Ông Lâm Kiến cũng bày tỏ quan điểm: "Lịch sử đã chứng minh không có kẻ thắng trong các cuộc chiến thuế quan. Trung Quốc luôn ưu tiên đối thoại, nhưng cũng sẵn sàng ứng phó khi cần thiết."

Hiện Mỹ đang áp dụng mức thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia, đồng thời tạm hoãn các biện pháp thuế riêng lẻ để tạo không gian đàm phán. Tuy nhiên, quan hệ thương mại Mỹ-Trung lại đang ở giai đoạn căng thẳng khi hai bên liên tục áp dụng các biện pháp trả đũa, từ tăng thuế đến hạn chế xuất khẩu.

 

4. Ảnh hưởng của cuộc chiến thuế lên Sàn thương mại điện tử Amazon


Ngày 16/4/2025
, thương chiến Mỹ- Trung leo thang khi chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump công bố chính sách thuế đối ứng - tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc lên tới 245%, đây là đòn giáng mạnh chưa từng có vào ngành thương mại điện tử xuyên biên giới, đặc biệt là các nhà bán hàng Trung Quốc trên Amazon.


4.1. Amazon trong tâm bão thuế đối ứng

Trung Quốc là nơi đặt trụ sở của khoảng một nửa số người bán trên Amazon, đồng thời cũng là nơi sản xuất hàng hóa cho Shein và Temu. Các nhà bán hàng cho biết họ đang tìm cách tăng giá và mở rộng sang các thị trường mới. Đặc biệt, các nhà bán hàng Trung Quốc trên nền tảng Amazon đang phải đối mặt với các rào cản thuế quan ngày càng cao, buộc họ phải điều chỉnh chiến lược và có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong ngành.

Theo Reuters và dữ liệu từ SmartScout, khoảng 50% Nhà bán hàng trên Amazon đến từ Trung Quốc – trong đó riêng Thâm Quyến có hơn 100.000 doanh nghiệp đăng ký bán hàng, với doanh thu lên đến 35,3 tỷ USD/năm. Việc Mỹ nâng thuế đối ứng khiến hàng ngàn Nhà bán hàng đối mặt với hai lựa chọn khó khăn: tăng giá hoặc rút khỏi thị trường Mỹ.Trung Quốc cũng là cơ sở sản xuất của các nền tảng thương mại điện tử lớn khác như Shein và Temu. Theo số liệu thống kê của Quốc vụ viện Trung Quốc, năm ngoái, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới đạt 2,63 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 358 tỷ USD).

Trung Quốc là nơi đặt trụ sở của khoảng một nửa số người bán trên Amazon, đồng thời cũng là nơi sản xuất hàng hóa cho Shein và Temu. Các nhà bán hàng cho biết họ đang tìm cách tăng giá và mở rộng sang các thị trường mới. Đặc biệt, các nhà bán hàng Trung Quốc trên nền tảng Amazon đang phải đối mặt với các rào cản thuế quan ngày càng cao, buộc họ phải điều chỉnh chiến lược và có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong ngành.

 

Không quốc gia nào có sức tiêu thụ sánh ngang với Mỹ, điều này làm hạn chế đáng kể khả năng hấp thụ sản lượng của các thị trường khác trên thế giới, đồng thời làm tăng nguy cơ xảy ra cuộc chiến giá giữa các nhà xuất khẩu Trung Quốc, khiến lợi nhuận bị thu hẹp.


4.2. Áp lực chi phí bán hàng tăng cao


Chính sách thuế đối ứng của Trump đẩy quan hệ thương mại Trung-Mỹ vào một cuộc đối đầu mới ở mức độ cao, không chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng kinh tế giữa hai nước mà còn khiến tình hình sinh tồn của ngành thương mại điện tử toàn cầu, đặc biệt là các nhà bán hàng Trung Quốc tại thị trường Mỹ, trở nên khó lường hơn bao giờ hết.

Không chỉ là thuế, mà là áp lực toàn bộ chi phí


Bà Vương Hinh, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Xuyên biên giới Thâm Quyến chia sẻ: “Vấn đề không còn nằm ở thuế nữa, mà là sự sụp đổ của toàn bộ cấu trúc chi phí vận hành doanh nghiệp.”

 

Tăng giá = Mất khách | Rút lui = Mất thị trường

Thương chiến Mỹ -Trung leo thang làm chao đảo Amazon

(eastmoney.com)


Mỹ là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Việc tăng giá để bù đắp thuế dễ khiến người tiêu dùng quay lưng. Trong khi đó, việc áp thuế đối ứng cao lên Trung Quốc dẫn đến nhiều Nhà bán hàng Trung Quốc trên Amazon rút lui khỏi thị trường Mỹ, điều này đồng nghĩa với mất đi kênh doanh thu lớn nhất của họ.


Chi phí vận chuyển tăng, kiểm tra gắt gao hơn


Không chỉ thuế, mà chi phí vận chuyển, rủi ro hải quan và thời gian giao hàng không ổn định cũng đang gia tăng. Điều này đe dọa trực tiếp đến khả năng duy trì mô hình “giao hàng nhanh - giá rẻ” vốn là lợi thế cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc.


Ngành TMĐT Trung Quốc đứng trước “cuộc sàng lọc” khốc liệt


Với hơn 2.63 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 358 tỷ USD) kim ngạch xuất nhập khẩu Thương mại điện tử xuyên biên giới vào năm 2024, Trung Quốc giữ vai trò trung tâm trong ngành này. Tuy nhiên, chính sách mới của Mỹ có thể đẩy hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa đến bờ vực phá sản, làm trầm trọng thêm cuộc chiến giá và thu hẹp biên lợi nhuận.


Hướng đi mới cho Người bán Trung Quốc trên Amazon


Với việc thuế quan liên tục tăng cao, một số người bán Trung Quốc trên Amazon đã bắt đầu áp dụng các biện pháp đối phó. Một số cho biết họ sẽ tăng giá sản phẩm để bù đắp chi phí tăng, trong khi số khác đang tìm kiếm thị trường mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ.

Lấy ví dụ từ một số người bán tại Thâm Quyến, ba người trong số họ cho biết sẽ phải tăng giá bán tại thị trường Mỹ để bù lại chi phí tăng thêm; hai người khác lại có kế hoạch rút hoàn toàn khỏi thị trường Mỹ và chuyển hướng sang các nền tảng thương mại điện tử và khu vực bán hàng mới.

Dave Fong, chủ một công ty thương mại xuyên biên giới với các sản phẩm từ balo đến loa Bluetooth, cho biết anh đã tăng giá sản phẩm tại Mỹ lên 30% để đối phó với thuế quan tăng. Ông nhận định việc tiếp tục phụ thuộc vào thị trường Mỹ là không khả thi, nên công ty đang tập trung nguồn lực vào các thị trường như châu Âu, Canada và Mexico. "Nếu thuế tiếp tục tăng, chúng tôi buộc phải giảm đầu tư tại Mỹ và chuyển nguồn lực sang khu vực khác," Fong nói.

Brian Miller, một người bán khác trên Amazon tại Thâm Quyến với 7 năm kinh nghiệm, cho rằng trong bối cảnh hiện tại, việc phát triển sản phẩm mới quá rủi ro. Lượng hàng tồn kho hiện có sẽ sớm cạn kiệt, và để duy trì lợi nhuận, ông có thể phải tăng giá mạnh.

"Ví dụ như món đồ chơi xếp hình có giá bán 20 USD, chi phí sản xuất chỉ 3 USD, nhưng sau khi cộng thêm thuế, chi phí đã tăng lên 7 USD. Ít nhất phải tăng giá 20% mới có lãi." Ông cũng nói thêm rằng nếu thuế tiếp tục tăng, những mặt hàng đồ chơi có chi phí cao có thể phải tăng giá tới 50%.

 

Thương chiến Mỹ -Trung leo thang làm chao đảo Amazon

(eastmoney.com)


Miller còn nhận định, nếu tình hình không cải thiện, trong tương lai, hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc để phục vụ thị trường Mỹ có thể sẽ phải chuyển sang các nước như Việt Nam hoặc Mexico.
 

Tương lai nào cho thương mại điện tử xuyên biên giới?


Từ thuế quan Mỹ - Trung chúng ta có bài toán đặt ra là Làm sao để duy trì tính cạnh tranh trong khi chi phí ngày càng cao? Giới chuyên gia nhận định, dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tái cấu trúc mô hình kinh doanh, tập trung vào nghiên cứu sản phẩm, tăng chất lượng. Ngoài ra cần phải phát triển hệ sinh thái bền vững, không lệ thuộc vào một thị trường duy nhất, mà xu hướng mới sẽ là toàn cầu hóa mạng lưới và phát triển đa dạng.

Dù lựa chọn tăng giá để ứng phó hay chuyển hướng sang đa dạng hóa thị trường và sản xuất địa phương, các nhà bán hàng đều buộc phải linh hoạt điều chỉnh chiến lược trong bối cảnh toàn cầu đầy bất ổn này. Đây cũng có thể là cơ hội vàng để bứt phá nếu doanh nghiệp biết cách tận dụng thị trường ngách, sản xuất bản địa, và đẩy mạnh thương hiệu quốc gia.


Kết luận


Cuộc chiến thuế 2025 đã đặt Amazon vào một giai đoạn thử thách mới, buộc nền tảng thương mại điện tử hàng đầu thế giới này phải nhanh chóng thích nghi để duy trì vị thế. Trong bối cảnh đó, không chỉ Amazon mà cả người bán và người tiêu dùng đều phải “gồng mình” trước những thay đổi mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, thách thức cũng là cơ hội — đặc biệt cho các doanh nghiệp Việt nếu biết tận dụng xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng và đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế. Cuộc chiến thuế chưa có hồi kết, nhưng sự chủ động sẽ là chìa khóa để tồn tại và phát triển trên Amazon trong tương lai.



Trong bối cảnh biến động toàn cầu như hiện nay, việc chủ động quản lý và tối ưu hoạt động kinh doanh là yếu tố sống còn. BigSeller – phần mềm quản lý bán hàng đa kênh – chính là trợ thủ đắc lực giúp các nhà bán hàng theo dõi tồn kho, xử lý đơn hàng hiệu quả và thích ứng linh hoạt với mọi thay đổi của thị trường. Đừng để rủi ro quốc tế ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của bạn!